Đau được cảm nhận khi các dây thần kinh đặc biệt phát hiện tổn thương mô gửi tín hiệu truyền thông tin về tổn thương dọc theo tủy sống đến não. Những dây thần kinh này được gọi là nociceptors. Sau đó, bộ não sẽ quyết định phải làm gì để đối phó với nỗi đau. Bài viết dưới sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cảm giác đau là gì, cách phân biệt các loại đau theo thời gian và tính chất như thế nào?
Cảm giác đau là gì?
Có nhiều những định nghĩa khác nhau về cảm giác đau, bao gồm:
– Đau là một cảm giác khó chịu, thường xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm được đánh giá bởi nhận thức chủ quan của từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và cần tìm ra nguyên nhân để chữa trị.
– Đau cũng được định nghĩa là cảm giác xuất phát bởi hệ thống thần kinh khi có yếu tố tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau. Đau là một trong những yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết cảm giác đau mà con người có phản ứng theo phản xạ hay kinh nghiệm tránh không để tiếp tục bị chấn thương hay tiếp xúc với nguyên nhân gây đau nữa.
– Đau là một nhận thức phức tạp và có sự khác nhau lớn giữa nhận thức về đau của người này và người khác, kể cả ở những người có các biểu hiện chấn thương hoặc bệnh tật giống nhau. Tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người mà cảm giác đau cũng sẽ khác nhau.
Đau là cảm giác khó chịu thường kèm theo tổn thương
Bình thường con người có xu hướng cố gắng tránh đau. Nếu bị đau họ sẽ tìm kiếm những giải pháp như: trợ giúp y tế, dùng thuốc giảm đau, tránh các cử động, tư thế gây đau đớn làm cho cơn đau tồi tệ hơn.
Khi các thụ thể đau trong cơ thể được kích thích, ví dụ khi bạn chạm vào một vật rất nóng bằng tay kích thích đau được truyền dọc theo hệ thần kinh ngoại biên vào tủy sống và lên não. Điều này cho phép cơ thể phản ứng thích hợp, ví dụ não gửi tín hiệu trở lại phần cơ thể có liên quan, trong trường hợp này sẽ có phản xạ rút tay khỏi vật nóng.
>>> Xem thêm: Đau mạn tính là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Cơ sở của cảm giác đau là gì?
Cảm giác đau dựa trên 3 cơ sở sinh học chính, bao gồm cơ sở giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nó cho phép giải mã được tính chất, thời gian, vị trí và cường độ của cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương mặc dù là một cảm giác khó chịu nhưng ngược lại đây cũng là biểu hiện tích cực có giá trị báo hiệu giúp cơ thể phản xạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Nói chung, đau là kết quả của một quá trình sinh lý phức tạp và có sự tham gia của nhiều yếu tố.
Đau dựa trên nhiều cơ sở khác nhau
Con đường nhận cảm đau như sau:
1. Thụ cảm thể
Cơn đau bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, gồm các loại thụ cảm thể nhận cảm đau thuộc áp lực, hóa học, nhiệt và cơ học.
2. Các chất trung gian hóa học
Cơ chế nhận cảm đau của các thụ cảm thể chưa được biết rõ ràng. Có thể các tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ giải phóng ra các chất trung gian hóa học như các kinin, prostaglandin,…Các chất trung gian này tác động lên thụ cảm thể nhận cảm đau làm khử cực các thụ cảm thể này và gây ra cảm giác đau.
3. Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống
Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào neuron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau thực hiện. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác gồm nhiều loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau.
4. Đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não
Đường dẫn truyền cảm giác đau đi từ rễ sau vào sừng sau tủy sống, ở đó các axon của neuron thứ nhất hay neuron ngoại vi kết thúc và tiếp xúc với neuron thứ hai trong sừng sau tủy sống theo các lớp khác nhau. Các sợi trục của neuron thứ hai này đi lên đồi thị tạo thành bó gai thị.
5. Trung tâm nhận cảm đau
Đồi thị là trung tâm nhận cảm đau trung ương, có các tế bào thuộc neuron cảm giác thứ ba. Từ neuron thứ ba ở đồi thị, các sợi hợp thành bó thị vỏ đi tới vỏ não và thùy đỉnh để phân tích và ra quyết định đáp ứng.
Bên cạnh đó, cảm giác đau còn dựa trên cơ sở tâm lý, bao gồm:
– Yếu tố cảm xúc
– Yếu tố nhận thức
– Yếu tố hành vi thái độ
Theo thời gian và tính chất đau có mấy loại?
Theo thời gian và tính chất của cơn đau, đau được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
Đau cấp tính
Đau cấp tính là cơn đau mới xuất hiện, thời gian dưới 1 tháng, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Đau cấp giúp việc chẩn đoán xác định triệu chứng đau có nguồn gốc thực thể hay không
Đau cấp tính bao gồm:
– Đau sau phẫu thuật
– Đau sau chấn thương
– Đau sau bỏng
– Đau sản khoa
Ngược lại với đau cấp tính, đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái phát nhiều lần, thường kéo dài trên 3-6 tháng. Cơn đau làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và tâm lý. Thường người bệnh đã đi khám chữa nhiều nơi bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng cơn đau vẫn không chấm dứt hoặc thuyên giảm. Vấn đề này khiến bệnh nhân lo lắng, mất niềm tin và làm bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
Đau mãn tính bao gồm:
– Đau lưng và cổ mãn tính
– Đau cơ mãn tính
– Đau mặt mãn tính
– Đau khung chậu mãn tính
– Đau do nguyên nhân thần kinh
Theo quy ước cổ điển, để phân cách đau cấp và đau mạn dựa vào mốc thời gian và tần suất xuất hiện của cơn đau.
Đau trong ung thư và HIV
Cơn đau có thể là cấp hoặc mãn tính do sự xâm lấn và chèn ép của các tế bào ung thư vào mô lành gây tổn thương mô và kích thích thụ cảm thể thân thể và nội tạng. Đau thường có tính chất như đau nhức, day dứt, dao đâm…
Cũng có thể giống với chứng đau thần kinh: đau, rát, cảm giác điện giật,…
– Đau do bệnh HIV
Bệnh HIV là căn bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đau trong ung thư xuất phát do nhiều cơ chế tùy vào bộ phận bị tổn thương, ví dụ như:
Hệ tiêu hóa: đau miệng, loét miệng, khó nuốt, đi lỏng…
Hệ thần kinh: đau đa dây thần kinh, đau đầu,…
Hệ cơ xương: đau khớp, viêm khớp…
Tùy thời gian và tính chất đau được chia làm nhiều loại
Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược Bách Thống Vương
Hiện nay, để giảm cơn đau nhanh chóng người bệnh thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc giảm đau. Mặc dù cho tác dụng nhanh nhưng đây lại là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Các thuốc giảm đau thường gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa và tim mạch, thậm chí làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn nếu lạm dụng thuốc. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vừa có thể sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ. Một trong số đó có sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Với thành phần từ các dược liệu quý như: chiết xuất vỏ cây Liễu, cao Tam lăng, cao bán biên liên, cao Huyền hồ sách, cao Tô mộc… sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, hiệu quả trong các trường hợp đau đầu, đau xương khớp, đau bụng kinh ở phụ nữ và các bệnh lý gây đau mạn tính khác như: Đái tháo đường, ung thư, zona thần kinh, đa xơ cứng… Thời điểm tốt nhất để sử dụng sản phẩm là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ và nên sử dụng một đợt từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt.
Bách Thống Vương – Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng hiệu quả
Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến cảm giác đau và cách phân loại đau. Để giảm đau một cách an toàn, hiệu quả ngoài việc điều trị nguyên nhân hãy kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương, bạn nhé!
>>> Xem thêm: Đau đầu mạn tính là gì? Giải pháp từ thảo dược thiên nhiên!
Các chuyên gia đầu ngành nói gì?
Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương giải thích cảm giác đau là gì trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Các triệu chứng đau thường gặp ở các bệnh lý nào?
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề liên quan đến cách thức phân loại đau và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006104 hoặc hotline (zalo/ viber): 0902207112
Hoàng Thúy
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng